Họ Nguyệt quế
Họ Nguyệt quế

Họ Nguyệt quế

Lauraceae hay họ Nguyệt quế, trong một số sách vở về thực vật tại Việt Nam gọi là họ Long não hay họ Quế, nhưng tại Wikipedia gọi theo tên thứ nhất do tên khoa học của họ này lấy theo tên gọi của chi nguyệt quếLaurus mà không lấy theo tên gọi của chi chứa long nãoquếCinnamomum. Họ này là một nhóm thực vật có hoa nằm trong bộ Nguyệt quế (Laurales). Họ này chứa khoảng 55 chi và trên 2.000 (có thể nhiều tới 4.000) loài,[2][3] phân bố rộng khắp thế giới, chủ yếu trong các khu vực nhiệt đới và ôn đới ấm, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam ÁNam Mỹ (Brasil). Chúng chủ yếu là các loại cây thường xanh thân gỗ hay cây bụi có hương thơm, nhưng chi Sassafras và một hoặc hai chi khác là các loại cây sớm rụng, còn Cassytha (tơ xanh) là chi chứa các loài dây leo sống ký sinh.Các loại cây thân gỗ trong họ Nguyệt quế chiếm ưu thế trong các cánh rừng nguyệt quế trên thế giới, có tại một số khu vực ẩm ướt của vùng cận nhiệt đới và ôn đới thuộc Bắc và Nam bán cầu, bao gồm các đảo thuộc Macaronesia, miền nam Nhật Bản, Madagascar, và miền trung Chile.Có ba mục đích sử dụng chính của các loài cây trong họ này. Hàm lượng cao của tinh dầu tìm thấy trong nhiều loại thuộc họ Lauraceae. Các tinh dầu này là nguyên liệu quan trọng cho nhiều gia vị và sản xuất nước hoa. Lê dầu cũng cho quả chứa nhiều tinh dầu hiện nay được trồng nhiều tại khu vực nhiệt đới trên thế giới. Một vài loài còn cung cấp gỗ.Trong số được biết nhiều nhất là các chi sau, là các chi có các loài được sử dụng ở phạm vi thương mại: